Thời bao cấp ở Việt Nam, Simson không được nhập khẩu theo đường chính ngạch mà về Việt Nam theo đường “xách tay”. Xe theo chân những người đi học tập hoặc lao động ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc về nước. Chính vì vậy, thời gian đầu, xe máy Simson khá khan hiếm và được coi là "của báu" giá trị hơn cả nhà mặt phố.
Thiết kế Simson S50/B1 đời 1976
Đây là phiên bản Simson S50/B1 đời 1976 dù đã 46 năm tuổi nhưng mẫu xe này chưa từng một lần lăn bánh trên đường do vậy nó có ngoại hình mới cứng dù trải qua từng ấy năm, nước sơn xe vẫn tươi mới , tất cả các chi tiết inox đều sáng bóng, không hề có dấu vết của thời gian.Simson vốn là một mẫu xe của Đông Đức (cũ) vốn đã vắng bóng từ lâu trên đường phố Việt Nam, hiện chỉ còn tồn tại ở những nhóm dân chơi xe, người đam mê sưu tầm xe máy cổ là còn sở hữu, gìn giữ và xem xe Simson như báu vật.
Anh Tú kể, chiếc xe được anh mua lại từ chủ cũ cũng là một người đam mê sưu tập xe máy cổ. Chiếc xe chưa hề lăn bánh, tất cả đều nguyên zin , nguyên bản 100%.
Đây có lẽ là chiếc xe S50 đời đầu mới nhất, độc nhất anh săn mua được.
Trong quá khứ, vào năm 1975 chỉ được sản xuất đến năm 1988, chiếc S50 ra đời với thiết kế khác biệt so với các mẫu xe trước đó giúp Simson gây ấn tượng mạnh với người dùng. Simson S50/B1 có đặc trưng là hộp số 3 cấp, đèn pha 25 W.
Kích thước Simson s50
Xe có kích thước dài 1.890 mm, rộng 880 mm và cao 1.195 mm. Chiếc xe Đức có trọng lượng khoảng 75 kg với khả năng chở nặng 260 kg, một thời gian dài, chiếc xe được dùng làm phương tiện vận chuyển khá phổ biến ở các tỉnh phía bắc giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước. Bình xăng dung tích 8,7 lít.Simson S50 B1 đời 1976 được trang bị động cơ 2 thì dung tích 50 phân khối, công suất 3,6 mã lực tại vòng tua 5.500 vòng/phút, hộp số 3 cấp, tốc độ tối đa 60 km/h.