Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì “vạch xương cá” chính thức có tên gọi là vạch kênh hóa. Vạch xương cá là cách gọi thân thuộc của người dân khi tham gia giao thông, dùng để nhận dạng loại vạch kẻ đường có các vạch kẻ giống như hình xương con cá.
Vạch kênh hóa có ý nghĩa quan trọng, dùng để giới hạn phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy và để chia các dòng giao thông trên đường. Theo quy định Luật Giao thông đường bộ, trừ những trường hợp khẩn cấp, thì khi lái xe trên đường gặp các vạch kẻ đường như vậy phải tuân thủ theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch.
Theo như QCVN 41: 2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì có nhiều loại vạch xương cá, tùy theo tiêu chí hình dạng hay việc đặt ở các vịt rí khác nhau. Chẳng hạn, thì có dạng vạch xương cá hình chữ V. Loại vạch này được cấu tạo bởi các đường vạch đơn liền nét, màu trắng, đặt trong ô hình chữ V. Hay còn có loại vạch xương cá hình vành khuyên, đặt ở ở trung tâm ngã tư giao nhau để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Nội dung của Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (gọi tắt là Nghị định 100), các trường hợp không thuộc trường hợp khẩn cấp mà lái xe lấn vạch kênh hóa (vạch xương cá) sẽ bị xử phạt.
Điều 5 của Nghị định 100 quy định nêu rõ: người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường, trong đó có vạch xương cá, sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
Cụ thể, Điều 6 của Nghị định này: người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy nếu không chấp hành chỉ dẫn vạch kẻ đường thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Lái xe đè lên "vạch xương cá" bị phạt bao nhiêu tiền ?
Không thể gửi trả lời hay tương tác do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ